CaCO3 là một chất phổ biến, chiếm hơn 4% lớp vỏ trái đất và được tìm thấy khắp nơi trên thế giới dưới dạng đá phấn, đá vôi, đá cẩm thạch được hình thành từ các trầm tích của vỏ ốc nhỏ hóa thạch, sò và san hô qua hàng triệu năm.Mặc dù các dạng đá kể trên đều giống nhau về thành phần hóa học, nhưng chúng lại khác xa nhau về độ tinh khiết, độ dày, độ trắng và độ đồng nhất. Chính vì thế, chỉ có những mỏ đá CaCO3 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng nhất mới được Hào Thịnh lựa chọn để khai thác.Đá sau khi được khai thác sẽ được chọn lọc, nghiền nát và được phủ axit steraric theo quy trình khép kín.

Sau khi khai thác, đá vôi sẽ phân loại, kiểm soát và xử lý theo quy trình khép kín, sau đó được nghiền nát bằng công nghệ hiện đại để cho ra hạt đá siêu mịn.

Hạt đá sau đó sẽ được đưa vào các bể qua hệ thống băng chuyền để tiến hành tráng phủ axit.

Đầu tiên, bột đá chưa tráng phủ sẽ đi qua máy trộn, máy sấy, máy rung rồi sẽ được tráng phủ một vỏ bọc cực mỏng bằng axit steraric, cuối cùng sẽ được đưa vào máy lọc để tạo ra sản phẩm.

Bột đá CaCO3 nói chung được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như:

Ngành công nghiệp sản xuất sơn và nhựa

Bột CaCO3 được sử dụng như một chất phụ gia hoàn hảo và chất độn chính trong ngành sơn phủ nhờ độ mịn, độ sáng cao và độ hấp thu dầu thấp. Ngoài ra, bột CaCO3 còn có độ phân tán tốt, bền trong môi trường, khả năng mài mòn thấp, độ pH ổn định, giúp nâng cao tính năng chống ăn mòn môi trường và cải thiện độ nhớt sản phẩm.

CaCO3 còn giúp tăng khả năng quang học của sơn và trọng lượng của sơn, vì thế chúng có thể chiếm đến 60% hàm lượng sơn.

Ngành công nghiệp sản xuất nhựa

Tương tự ngành công nghiệp sơn, vai trò của CaCO33 trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa cũng là làm chất độn trong sản xuất hạt phụ gia nhựa PP, PE, PS. PVC…

Ngành công nghiệp sản xuất giấy

CaCO3 có hai vai trò trong ngành công nghiệp sản xuất giấy: làm chất độn và làm chất tráng phủ. Sử dụng CaCO3 sẽ giúp giấy có độ trắng, độ đục và độ bóng cao hơn, làm tăng khả năng in ấn với giá thành thấp nhất.

Các ngành công nghiệp khác như:

  • Ngành sản xuất chất tẩy rửa:
  • Vật liệu xây dựng và xây dựng
  • Ngành sản xuất gốm sứ
  • Ngành sản xuất thủy tinh
  • Ngành chăn nuôi
  • Xử lý môi trường